"Cô lét tưa gió" là gì? Vai trò của ống hút ô tô
Bạn đi sửa xe và thấy thợ gara bảo "Cô lét (lít) tưa gió của anh bị vỡ" nhưng không hiểu thuật ngữ này là gì? Vậy thế nào là "cô lét tưa gió"? Vai trò của "cô lét tưa gió" đối với động cơ ô tô là gì? Cùng Dinhgiaxe x Vucar tìm hiểu!.
Cô lét (lít) tưa gió là gì?
"Cô lét (lít) tưa gió" là từ lóng chỉ cổ hút ô tô, hay còn được biết đến với tên gọi là ống góp hút, là một bộ phận thuộc hệ thống nạp của động cơ đốt trong. Bộ phận này có nhiệm vụ hút không khí từ môi trường bên ngoài, dẫn qua lọc gió để loại bỏ bụi bẩn, sau đó đưa vào buồng đốt động cơ.
"Cô lét (lít) tưa gió" thường được làm từ nhựa cao cấp chịu nhiệt, cụm cổ hút gió giúp tăng lưu thông hòa khí và giảm lực cản. Trong quá trình sử dụng, nếu bị bẩn hoặc hư hỏng, nên thay thế bằng phụ tùng chính hãng để đảm bảo hiệu quả và độ bền cho động cơ.
Khi nào cần thay thế cô lét (lít) tưa gió?
Nên thay thế cổ hút ô tô khi:
- Cổ hút bị nứt vỡ, móp méo không thể phục hồi.
- Cổ hút bị lão hóa, giòn gãy, không đảm bảo khả năng hoạt động.
- Xuất hiện tiếng ồn bất thường từ cổ hút khi động cơ hoạt động.
Nhiều người không hề để ý tới bộ phận "cô lét tưa gió" mà chỉ vệ sinh nội ngoại thất đơn giản. Điều này về lâu về dài sẽ khiến cho động cơ "toang", xuống cấp trầm trọng hay thậm chí ảnh hưởng tới giá trị xe sau khi bán lại.
Cách bảo dưỡng cô lét (lít) tưa gió đúng cách
Nên vệ sinh cổ hút định kỳ (khoảng 10.000 – 20.000 km/lần) bằng dung dịch chuyên dụng hoặc khí nén. Kiểm tra các gioăng, phớt chắn dầu của cổ hút để đảm bảo chúng luôn kín khít.
💡Lời khuyên cho bạn: Để vệ sinh cụm cổ hút gió, đầu tiên tắt động cơ, để nguội, rồi tháo cổ hút gió ra khỏi động cơ. Tháo ống dẫn gió, giắc điện bướm ga, và ống nước làm mát, đồng thời hứng nước làm mát để tránh đổ vào động cơ. Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc xăng để rửa sạch cổ hút, sau đó để khô hoàn toàn trước khi lắp lại theo thứ tự ngược với quá trình tháo. Thực hiện cẩn thận và đầy đủ dụng cụ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. |